-
Không có sản phẩm trong giỏ hàng!
SÀI GÒN LÀ HOÀI NIỆM, LÀ THANH XUÂN CỦA RẤT NHIỀU NGƯỜI
Tác giả
G7LED
Ngày pubslished
15/06/2021
Chuyên mục
Tin tức
Nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm tuổi niên thiếu và những vẻ đẹp của những công trình nổi tiếng. Theo thời gian mọi thứ dần bị lưu mờ, nhưng cũng chính vì điều đó đã làm tăng thêm sự quyến rũ, giá trị lịch sử cho những công trình. Vẻ đẹp độc đáo, lộng lẫy, các kiến trúc một thời như nhà hát lớn thành phố, UBND thành phố, nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố… vẫn mang đậm hơi hở của “hồn Sài Gòn”
Sài Gòn năng động và vội vả. Ít khi có thời gian để nhìn lại
cảm nhận Sài Gòn một cách trọn vẹn từ quá khứ đến hiện tại, qua những thứ “ngày
nào cũng thấy”.
Vì vậy hôm nay hãy cùng G7LED hoài niệm và chiêm ngưỡng những vẻ đẹp xưa của Sài Gòn bạn nhé!
Nhà thờ Đức Bà được xây bằng những viên gạch làm tại Marseille (Pháp), để trần, không tô trát và mang màu đỏ đặc trưng
Chợ Bến Thành – biểu tượng của Sài Gòn, có trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Cho đến nay, kiến trúc của chợ gần như vẫn nguyên vẹn
Bến đò Thủ Thiêm nay chỉ còn trong các bức hình và trí nhớ của những người dân khu vực xung quanh
Bưu điện thành phố ngày xưa không đông khách du lịch mà nhộn nhịp người đến vì công việc
Khách sạn Intercontinental
Từng công trình cũng có câu chuyện của riêng mình với những
biến cố thăng trầm theo sự phát triển của thành phố. Ví như tiệm cà phê – bánh
ngọt Givral ở ngay góc đường Lê Lợi và phố Đồng Khởi.
Sài Gòn, chẳng có lấy một cái hồ tự nhiên với liễu rủ, bóng
cây tỏa mát. Nhưng Sài Gòn có hồ Con Rùa mang dáng vẻ hiện đại, hình khối hợp
tuyệt vời với phong cách năng động của thành phố này. Bao năm qua nó vẫn hòa với
nhịp thành phố, chẳng bị lệch tông chút nào.
Hồ Con Rùa với kiến trúc hòa hợp với phong cách của thành phố
Đường Sài Gòn xưa, vẫn những hàng cây thẳng tắp nhưng vắng
vẻ và thoáng đãng hơn bây giờ. Có lẽ vì thế nên cho người ta có cái cảm giác
người Sài Gòn trước hình như thơ hơn, mộng hơn.
Những con đường thoáng đãng, rộng rãi nhưng thưa người
Sài Gòn ngày xưa cũng ngập tràn xe máy, xe đạp và ô tô.
Tuy nhiên, những chiếc Mobylette, Vélosolex, Vespa, Lambretta, Honda… khiến
cho Sài Gòn xưa mang nét đẹp cổ điển, thanh tao.
Xe lam là phương tiện giao thông phổ biến trước năm 1975
Nói đến Sài Gòn dịp tết, người ta nghĩ ngay đến đường hoa
Nguyễn Huệ. Theo lời kể, kênh đào Charner nối liền với sông Sài Gòn được người
Pháp lấp đi, hình thành đại lộ Charner, sau đổi tên thành đường Nguyễn Huệ.
Mỗi dịp tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về
bến gần đó được tập kết trải dài trên con đường này, khiến nó thành nơi buôn
bán sầm uất, nhộn nhịp người chơi hoa, du xuân và tham quan. Dù không mua bán
như trước đây, nhưng đường Nguyễn Huệ cũng là một nét rất riêng được lưu giữ lại
của thành phố.
Đường Nguyễn Huệ xưa nhộn nhịp bán mua và người vãn cảnh mỗi dịp tết
Bảng quảng cáo phim của rạp Eden, một trong những rạp chiếu bóng có thâm niên nhất ở Sài Gòn. Mặt trước bên đường Tự Do không có chỗ cho bảng quảng cáo lớn nên họ đặt ở mặt sau bên Nguyễn Huệ. Rạp Eden hoạt động từ thời Pháp thuộc cho đến tận năm 1975
Trong chợ Sài Gòn, các gánh hàng rong, xe đẩy dường như vẫn thế bao năm qua, khiến đất này mang dư vị khó quên trong lòng người đến và dời đi. Vẫn những món hàng thường ngày, từ trái cây, đồ khô, đồ ăn… cảnh mua bán tấp nập nhưng gánh hàng rong, xe đẩy dường như nhẹ nhàng và thong dong hơn.
Cuộc sống của người Sài Gòn xưa cũng như Sài Gòn nay phóng khoáng và niềm nở
Sài Gòn khiến người ta phải nhớ mãi nó như câu hát tươi vui: “Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca. Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa. Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”
(Nguồn: https://hinhanhvietnam.com/amp/nhung-hoai-niem-dep-cua-sai-gon-xua/)